Khi kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, sau khi đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải hành khách theo tuyến cố định, doanh nghiệp phải làm thủ tục xin phép tại sở giao thông vận tải nơi công ty đặt trụ sở chính. Hồ sơ thủ tục xin giấy phép vận tải hành khách theo tuyến cố định như sau:
GIẤY PHÉP KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ (THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH)
Mục đích
|
Nhằm đảm bảo quản lý nhà nước và chất lượng dịch vụ đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định
|
Tên và mã ngành kinh tế
|
Ngành nghề yêu cầu phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô:Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định
Mã ngành kinh tế:
|
Điều kiện kinh doanh
|
I. Điều kiện chung kinh doanh vận tải bằng xe ô tô:
1. Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh:
a) Có phương án kinh doanh, trong đó bảo đảm thực hiện hành trình chạy xe, thời gian bảo dưỡng, sửa chữa duy trì tình trạng kỹ thuật của xe;
b) Có đủ số lượng phương tiện thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh hoặc quyền sử dụng hợp pháp của đơn vị kinh doanh đối với xe thuê tài chính của tổ chức cho thuê tài chính, xe thuê của tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật.
Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã phải có cam kết kinh tế giữa xã viên và hợp tác xã, trong đó quy định về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành của hợp tác xã đối với xe ô tô thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã.
Số lượng phương tiện phải phù hợp với phương án kinh doanh.
c) Còn niên hạn sử dụng theo quy định;
d) Được kiểm định an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường theo quy định.
3. Phương tiện phải gắn thiết bị giám sát hành trình. Thiết bị hành trình phải tối thiếu yêu cầu lưu giữ các thông tin: hành trình, tốc độ vận hành, số lần và số thời gian dừng đỗ, đóng hoặc mở cửa xe, thời gian lái xe.
4. Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe:
a) Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh; lái xe không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật
b) Đơn vị kinh doanh bố trí đủ số lượng lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phù hợp phương án kinh doanh và các quy định của pháp luật; đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách từ 30 (ba mươi) chỗ ngồi trở lên phải có nhân viên phục vụ trên xe (trừ xe hợp đồng chuyên đưa đón công nhân đi làm tại các khu công nghiệp, đưa đón học sinh và sinh viên đi học
5. Người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã (đảm nhận một trong các chức danh: Giám đốc, Phó giám đốc; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm hợp tác xã; trưởng bộ phận nghiệp vụ điều hành vận tải) phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện;
a) Có trình độ chuyên ngành vận tải từ trung cấp trở lên hoặc trình độ cao đẳng, đại học chuyên ngành khác;
b) Tham gia công tác quản lý vận tải tại các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bằng xe ô tô 03 (ba) năm trở lên;
c) Đảm bảo và phải chứng minh có đủ thời gian cần thiết để trực tiếp điều hành hoạt động vận tải.
6. Nơi đỗ xe:
a) Đơn vị kinh doanh vận tải bố trí đủ diện tích đỗ xe theo phương án kinh doanh;
b) Diện tích đỗ xe của đơn vị có thể thuộc quyền sở hữu của đơn vị hoặc hợp đồng thuê địa điểm đỗ xe;
c) Nơi đỗ xe bảo đảm các yêu cầu về trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường.
7. Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi phải có thêm các điều kiện sau:
a) Có bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông;
b) Đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải hành khách với cơ quan quản lý tuyến gồm: chất lượng phương tiện; trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên phục vụ; phương án tổ chức vận tải; các quyền lợi của hành khách; các dịch vụ cho hành khách trên hành trình; cam kết thực hiện chất lượng dịch vụ.
II. Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định
Xe ô tô có sức chứa từ 10 (mười) chỗ ngồi trở lên (kể cả người lái) và có niên hạn sử dụng không quá quy định sau:
a) Cự ly trên 300 ki lô mét: không quá 15 (mười lăm) năm đối với ô tô sản xuất để chở khách; không quá 12 (mười hai) năm đối với ô tô chuyển đổi công năng trước ngày 01 tháng 01 năm 2002 từ các loại xe khác thành ô tô chở khách;
b) Cự ly từ 300 ki lô mét trở xuống: không quá 20 (hai mươi) năm đối với xe ô tô sản xuất để chở khách; không quá 17 (mười bảy) năm đối với ô tô chuyển đổi công năng trước ngày 01 tháng 01 năm 2002 từ các loại xe khác thành ô tô chở khách.
(Quy định tại Điều 11, 12, 13 Nghị định số 91/2009/NĐ-CP; Khoản 3, 4 Điều 1 Nghị định số 93/2012/NĐ-CP)
|
Thành phần hồ sơ
|
I. Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã:
1. Giấy đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải ban hành (Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 18/2013/TT-BGTVT)
2. Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
3. Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;
4. Phương án kinh doanh (Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 18/2013/TT-BGTVT);
5. Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận theo dõi an toàn giao thông; bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đơn vị đã thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO gửi bản sao chụp giấy chứng nhận);
II. Đối với hộ kinh doanh:
1. Giấy đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải ban hành(Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 18/2013/TT-BGTVT);
2. Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
(Quy định tại Khoản 8 Điều 1 Nghị định số 93/2012/NĐ-CP)
|
Nơi nộp hồ sơ và cấp Giấy phép
|
Sở Giao thông vận tải
(Quy định tại Khoản 10 Điều 60 Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT)
|
Trình tự, thủ tục
|
Bước 1: Người đại diện của đơn vị kinh doanh gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép (1 bộ) đến cơ quan cấp giấy phép theo đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp, cơ quan cấp giấy phép tiếp nhận hồ sơ và gửi giấy biên nhận cho người nộp;
Bước 2: Trường hợp hồ sơ nhận theo đường bưu điện còn thiếu hoặc không đúng quy định, cơ quan cấp giấy phép thông báo rõ nội dung còn thiếu cần bổ sung, sửa đổi trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; trường hợp hồ sơ nhận trực tiếp, cán bộ nhận hồ sơ phải kiểm tra và thông báo ngay cho người nộp những nội dung cần bổ sung, sửa đổi.
Bước 3: Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép. Trường hợp không cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
* Mẫu Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được quy định tại Phụ lục 2 Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT
(Quy định tại Điều 20 Nghị định số 91/2009/NĐ-CP và Khoản 9 Điều 1 Nghị định số 93/2012/NĐ-CP; Điều 4 Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT)
|
Thời hạn giải quyết
|
15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
(Quy định tại Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 91/2009/NĐ-CP)
|
Lệ phí/Phí
|
– Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
– Lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô là khoản thu đối với tổ chức, cá nhân khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
– Mức thu lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô tối đa không quá 200.000 đồng/Giấy phép. Trường hợp cấp đổi, cấp lại (do mất, hỏng hoặc có thay đổi về điều kiện kinh doanh liên quan đến nội dung trong Giấy phép) áp dụng mức thu tối đa không quá 50.000 đồng/lần cấp.
(Quy định tại Khoản 12 Điều 2, Mục b.12 Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 02/2014/TT-BTC)
|
Thời hạn hiệu lực
|
07 năm
(Quy định tại Khoản 3 Điều 18 Nghị định số 91/2009/NĐ-CP)
|
Xử lý vi phạm
(chưa cần nhưng đã làm ok)
|
I. Xử phạt nhân viên phục vụ trên xe buýt, xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng, xe vận chuyển khách du lịch vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không hỗ trợ, giúp đỡ hành khách đi xe là người cao tuổi, trẻ em không tự lên xuống xe được, người khuyết tật vận động hoặc khuyết tật thị giác;
b) Không mặc đồng phục, không đeo thẻ tên của nhân viên phục vụ trên xe theo quy định.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với nhân viên phục vụ trên xe buýt thực hiện hành vi: Thu tiền vé nhưng không trao vé cho hành khách; thu tiền vé cao hơn quy định.
3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với nhân viên phục vụ trên xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định thực hiện hành vi: Thu tiền vé nhưng không trao vé cho hành khách; thu tiền vé cao hơn quy định.
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sang nhượng hành khách dọc đường cho xe khác mà không được hành khách đồng ý; đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn;
b) Xuống khách để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của người có thẩm quyền.
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hành hung hành khách.
II. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi xếp hàng hóa lên xe ô tô vượt quá trọng tải thiết kế được ghi trong Giấy đăng ký xe hoặc Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe; xếp hàng hóa lên xe ô tô mà không ký xác nhận việc xếp hàng hóa vào Giấy vận tải theo quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không niêm yết tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải ở phần đầu mặt ngoài hai bên thân hoặc mặt ngoài hai bên cánh cửa xe ô tô chở hành khách theo quy định;
b) Không niêm yết tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải, tự trọng của xe, tải trọng được phép chở của xe ở mặt ngoài hai bên cánh cửa buồng lái xe ô tô tải theo quy định;
c) Không đánh số thứ tự ghế ngồi trên xe ô tô chở hành khách theo quy định;
d) Sử dụng xe buýt có màu sơn khác với màu sơn đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để kinh doanh vận tải bằng xe buýt.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông theo quy định hoặc có nhưng không duy trì hoạt động nghiệp vụ của bộ phận này theo quy định;
b) Không thực hiện việc đăng ký, niêm yết theo quy định về: Hành trình chạy xe; giá cước; giá dịch vụ; tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải;
c) Không bố trí đủ lái xe, nhân viên phục vụ trên xe chở hành khách theo phương án kinh doanh đã đăng ký;
d) Sử dụng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe để tham gia kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô mà chưa được tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ vận tải hành khách và an toàn giao thông theo quy định (đối với hình thức kinh doanh vận tải có quy định lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ);
đ) Sử dụng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe để tham gia kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không có hợp đồng lao động theo quy định;
e) Sử dụng phương tiện kinh doanh vận tải có chất lượng hoặc niên hạn sử dụng không bảo đảm điều kiện của hình thức kinh doanh đã đăng ký;
g) Sử dụng người được giao trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh vận tải không đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định;
h) Sử dụng phương tiện thuộc sở hữu của xã viên để kinh doanh vận tải bằng ô tô mà không có cam kết kinh tế giữa xã viên và hợp tác xã theo quy định hoặc sử dụng phương tiện không thuộc quyền sử dụng hợp pháp để kinh doanh vận tải bằng ô tô;
k) Không bảo đảm đủ số lượng phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh đã đăng ký; không có nơi đỗ xe theo quy định;
l) Bến xe không xác nhận hoặc xác nhận không đầy đủ các thông tin trong Lệnh vận chuyển theo quy định, không báo cáo với cơ quan quản lý tuyến về các hành vi vi phạm của doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia kinh doanh vận tải tại bến xe theo quy định.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tổ chức hoạt động khai thác bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định;
b) Để xe ô tô không đủ điều kiện kinh doanh vận tải khách vào bến xe ô tô khách đón khách;
c) Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không có Đăng ký kinh doanh, Giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định;
d) Thực hiện không đúng hình thức kinh doanh đã đăng ký trong Giấy phép kinh doanh vận tải;
đ) Không thực hiện việc cung cấp, cập nhật, lưu trữ, quản lý các thông tin từ thiết bị giám sát hành trình theo quy định;
e) Không thực hiện đúng các nội dung đã đăng ký, niêm yết về: Hành trình chạy xe; giá cước; giá dịch vụ; tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải;
g) Thành lập điểm giao dịch đón, trả khách trái phép (bến dù, bến cóc);
h) Sử dụng phương tiện kinh doanh vận tải không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe (đối với hình thức kinh doanh vận tải có quy định phương tiện phải gắn thiết bị) hoặc gắn thiết bị nhưng thiết bị không hoạt động, không đúng quy chuẩn theo quy định.
5. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm e, Điểm g, Điểm h, Điểm i, Điểm l Khoản 3; Điểm e, Điểm h Khoản 4 Điều 28 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) 01 tháng (nếu có) đối với xe vi phạm;
b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 3, Điểm d Khoản 4 Điều 28Nghị định số 171/2013/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh vận tải 01 tháng.
6. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại Khoản 2; Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g, Điểm h, Điểm i, Điểm l Khoản 3; Điểm đ, Điểm e, Điểm h Khoản 4 Điều 28 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP bị buộc phải khắc phục vi phạm;
b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm e Khoản 4 Điều 28 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP phải hoàn trả cho hành khách số tiền cước thu quá quy định.
III. Thu hồi, tước quyền sử dụng Giấy phép ® OK
1. Đơn vị kinh doanh bị thu hồi Giấy phép khi vi phạm một trong số các trường hợp sau đây:
a) Khi bị phát hiện có sự cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ xin cấp Giấy phép;
b) Không kinh doanh vận tải trong thời hạn 06 (sáu) tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép hoặc ngừng kinh doanh vận tải trong thời gian 06 (sáu) tháng liên tục;
c) Kinh doanh không đúng nội dung ghi trong Giấy phép;
d) Phá sản, giải thể.
2. Đơn vị kinh doanh bị tước quyền sử dụng Giấy phép khi vi phạm điều kiện kinh doanh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dịch vụ và an toàn vận tải. Cụ thể vi phạm một trong các nội dung sau (tính trong thời gian còn hiệu lực của phù hiệu, biển hiệu được cấp): Đơn vị kinh doanh vận tải có 5% số lượng lượt xe hoạt động trên tuyến người lái xe vi phạm hành trình hoặc có 20% số lượng lượt xe hoạt động trên tuyến người lái xe vi phạm quy định về tốc độ hoặc 20% số lượng lượt xe hoạt động trên tuyến người lái xe vi phạm đón, trả khách không đúng nơi quy định hoặc 10% số lượng lượt xe hoạt động trên tuyến người lái xe vi phạm quy định về thời gian điều khiển phương tiện.
3. Cơ quan cấp Giấy phép được thu hồi, tước quyền sử dụng Giấy phép do cơ quan mình cấp và thực hiện theo trình tự:
a) Ban hành quyết định thu hồi hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép;
b) Thông báo quyết định thu hồi hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh vận tải đến các cơ quan quản lý tuyến;
c) Khi cơ quan quản lý tuyến ban hành quyết định thu hồi hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép, Giấy phép đã được cấp của đơn vị kinh doanh vận tải sẽ không còn hiệu lực, đơn vị kinh doanh phải nộp lại Giấy phép cho cơ quan đã cấp Giấy phép.
IV. Đình chỉ khai thác và thu hồi chấp thuận khai thác tuyến
1. Sở Giao thông vận tải ra văn bản chấp thuận có trách nhiệm ra văn bản đình chỉ khai thác trên tuyến có thời hạn theo mẫu quy định tại Phụ lục 5của Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT khi doanh nghiệp, hợp tác xã vi phạm các hành vi được quy định tại khoản 2 Điều này. Văn bản đình chỉ khai thác trên tuyến được gửi bến xe hai đầu tuyến và Sở Giao thông vận tải đầu tuyến phía bên kia để phối hợp quản lý.
2. Đình chỉ khai thác tuyến và thu hồi văn bản chấp thuận khai thác tuyến 01 (một) tháng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định vi phạm một trong các trường hợp sau:
a) Vi phạm quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 5 của Thông tư này;
b) Vi phạm quy định tại một trong các điểm của khoản 10, khoản 13 Điều 5 của Thông tư này;
c) Tổ chức đặt chỗ, bán vé trong hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng và kinh doanh vận chuyển khách du lịch.
3. Đình chỉ khai thác tuyến và thu hồi văn bản chấp thuận khai thác tuyến 01 (một) đến 3 (ba) tháng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định vi phạm một trong các trường hợp sau:
a) Thực hiện dưới 70% số chuyến xe theo biểu đồ chạy xe đã được phê duyệt trong 01 (một) tháng;
b) Không cung cấp hoặc cung cấp sai lệch các thông tin bắt buộc theo quy định từ thiết bị giám sát hành trình của các phương tiện hoạt động trên tuyến;
c) Trong 12 (mười hai) tháng khai thác tuyến liên tục số lượng xe trên tuyến bị thu hồi phù hiệu có thời hạn 01 (một) tháng từ 30% trở lên; hoặc số lượng xe trên tuyến bị thu hồi phù hiệu có thời hạn 06 (sáu) tháng từ 15% trở lên;
d) Khi trích xuất dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của toàn bộ các xe thực hiện khai thác trên tuyến trong 03 (ba) tháng liên tục cho thấy có: từ 5% trở lên số lượng lượt xe hoạt động trên tuyến người lái xe vi phạm hành trình; hoặc có từ 20% trở lên số lượng lượt xe hoạt động trên tuyến người lái xe vi phạm quy định về tốc độ hoặc vi phạm đón, trả khách không đúng nơi quy định; hoặc có từ 10% trở lên số lượng lượt xe hoạt động trên tuyến người lái xe vi phạm quy định về thời gian điều khiển phương tiện.
(Quy định tại Điều 28, 31 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP; Khoản 10 Điều 1 Nghị định 93/2012/NĐ-CP ® OK, Khoản 1 Điều 19 Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT, Khoản 1, 2 Điều 20 Thông tư số 55/2013/TT-BGTVT)
|
Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh
|
– Luật Giao thông đường bộ
– Nghị định số 91/2009/NĐ-CP
– Nghị định số 93/2012/NĐ-CP
– Nghị định số 171/2013/NĐ-CP
– Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT
– Thông tư số 55/2013/TT-BGTVT
– Thông tư số 02/2014/TT-BTC
|
Thông tin khác
|
I. Tiêu chí thiết lập tuyến
1. Có hệ thống đường bộ được công bố khai thác trên toàn bộ hành trình.
2. Có bến xe nơi đi, bến xe nơi đến đã được các cơ quan có thẩm quyền công bố đưa vào khai thác và đủ điều kiện tiếp nhận.
3. Có doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký tham giakhai thác vận tải hành khách bằng xe ô tô trên tuyến.
II. Điểm đón, trả khách
1. Các tiêu chí của điểm đón, trả khách:
a) Điểm đón, trả khách chỉ được bố trí tại các vị trí đảm bảo an toàn giao thông, thuận tiện cho hành khách lên, xuống xe và tiếp cận đến điểm đón, trả khách;
b) Có đủ diện tích để xe dừng đón, trả khách bảo đảm không ảnh hưởng đến các phương tiện lưu thông trên đường;
c) Điểm đón, trả khách phải được báo hiệu bằng Biển báo 434a theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ (QCVN 41: 2012/BGTVT) và có biển phụ như sau: “ĐIỂM ĐÓN, TRẢ KHÁCH TUYẾN CỐ ĐỊNH”;
d) Khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đón, trả khách liền kề hoặc giữa điểm dừng đón, trả khách với trạm dừng nghỉ hoặc bến xe hai đầu tuyến là 05 (năm) ki – lô – mét.
2. Tổ chức giao thông tại điểm đón, trả khách:
a) Điểm đón, trả khách tuyến cố định chỉ phục vụ các xe ô tô vận tải hành khách tuyến cố định đón, trả khách, nghiêm cấm sử dụng cho hoạt động khác;
b) Tại điểm đón, trả khách chỉ cho phép mỗi xe ô tô vận tải hành khách tuyến cố định được dừng tối đa không quá 03 (ba) phút.
3. Xác định, phê duyệt, đầu tư, quản lý, khai thác và bảo trì điểm dừng đón trả khách:
a) Sở Giao thông vận tải địa phương (đối với trường hợp đường quốc lộ do Bộ Giao thông vận tải quản lý phải thống nhất với cơ quan quản lý đường bộ) xác định vị trí điểm đón, trả khách tuyến cố định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý, đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự và vệ sinh môi trường tại khu vực điểm đón, trả khách;
c) Điểm đón, trả khách được đầu tư, xây dựng theo nguyên tắc sau:
Đối với các tuyến đường bộ mới hoặc nâng cấp, mở rộng: chủ đầu tư có trách nhiệm đưa vào thành một hạng mục trong dự án đầu tư xây dựng;
Đối với các tuyến đường bộ hiện đang khai thác: cơ quan quản lý đường bộ đầu tư xây dựng theo vị trí đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
d) Sở Giao thông vận tải ra văn bản thông báo về việc đưa vào khai thác hoặc ngừng khai thác điểm đón, trả khách trên tuyến cố định;
đ) Cơ quan quản lý đường bộ chịu trách nhiệm duytu, bảo trì các điểm đón, trả khách trên các tuyến đường thuộc phạm vi quản lý.
III. Niêm yết
1. Niêm yết trên Trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải: danh sách tuyến theo quy hoạch (sau khi đã công bố quy hoạch); danh sách tuyến đang khai thác; tổng số chuyến xe chạy trên từng tuyến; danh sách xe đăng ký kinh doanh trên từng tuyến; giá vé trên tuyến; số điện thoại đường dây nóng của Sở Giao thông vận tải.
2. Niêm yết tại bến xe: lịch xe xuất bến của tất cả các chuyến xe, số điện thoại đường dây nóng của đơn vị kinh doanh vận tải.
3. Niêm yết tại quầy bán vé: lịch xe xuất bến của từng chuyến xe trên tuyến với các thông tin sau: tên đơn vị kinh doanh vận tải, giá vé, hành trình chạy xe, dịch vụ phục vụ hành khách trên hành trình, hành lý miễn cước, số điện thoại đường dây nóng của đơn vị kinh doanh vận tải.
4. Niêm yết trên xe:
a) Niêm yết ở phía trên kính trước: mã số tuyến, điểm đầu, điểm cuối của tuyến;
b) Niêm yết ở mặt ngoài hai bên thân xe hoặc hai bên cánh cửa xe: tên và số điện thoại của doanh nghiệp, hợp tác xã;
c) Niêm yết ở trong xe: giá vé, hành trình chạy xe, dịch vụ phục vụ hành khách trên hành trình, hành lý miễn cước, số điện thoại đường dây nóng của đơn vị kinh doanh vận tải.
5. Trách nhiệm niêm yết: Sở Giao thông vận tải thực hiện niêm yết theo quy định tại khoản 1 Điều này; Bến xe thực hiện niêm yết tại bến xe và niêm yết tại quầy bán vé của tuyến do bến xe nhận ủy thác bán vé; Đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện niêm yết trên xe và niêm yết tại quầy bán vé do đơn vị tự bán vé.
IV. Quy định đối với xe vận tải hành khách theo tuyến cố định
1. Niêm yết theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT.
2. Ghế ngồi, giường nằm trong xe phải được đánh số thứ tự.
3. Trên xe phải trang bị bình chữa cháy, dụng cụ thoát hiểm.
4. Có phù hiệu “XE CHẠY TUYẾN CỐ ĐỊNH” theo mẫu tại Phụ lục 8 của Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT.
5. Trong cùng một thời điểm mỗi xe chỉ được đăng ký và khai thác tối đa 02 (hai) tuyến vận tải hành khách cố định.
V. Quy hoạch mạng lưới tuyến
1. Trước ngày 31 tháng 12 năm 2014, Bộ Giao thông vận tải phê duyệt và công bố quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và công bố quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh.
2. Tổng cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm quản lý, theo dõi, kiểm tra và phối hợp với các Sở Giao thông vận tải thực hiện quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh; Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm quản lý, theo dõi, kiểm tra và thực hiện quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh.
3. Căn cứ tình hình phát triển kinh tế, xã hội và các yếu tố tác động đến hoạt động vận tải trên các tuyến vận tải hành khách cố định, Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải kiến nghị Bộ Giao thông vận tải hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều chỉnh quy hoạch theo thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này.
VI. Mở tuyến mới
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã đã được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được đăng ký mở tuyến mới.
2. Tuyến mới là tuyến đáp ứng ít nhất một trong ba tiêu chí, cụ thể: bến xe nơi đi, bến xe nơi đến hoặc các tuyến đường bộ trên hành trình không trùng với các tuyến vận tải hành khách cố định đã công bố.
3. Sở Giao thông vận tải chấp thuận mở tuyến mới đối với tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh, liên tỉnh.
4. Hồ sơ đăng ký mở tuyến mới bao gồm:
a) Giấy đăng ký mở tuyến mới theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 của Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT;
b) Phương án khai thác tuyến vận tải hành khách bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 của Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT;
c) Giấy đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải trên tuyến cố định theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 của Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT.
5. Quy định về xử lý hồ sơ:
a) Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp 01 (một) bộ hồ sơ cho Sở Giao thông vận tải địa phương nơi doanh nghiệp, hợp tác xã đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh;
b) Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng đầy đủ theo quy định tại khoản 4 Điều này, Sở Giao thông vận tải thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần sửa đổi, bổ sung đến doanh nghiệp, hợp tác xãtrong thời gian tối đa không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ;
c) Đối với các tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh:
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải nơi tiếp nhận hồ sơ có văn bản gửi Sở Giao thông vận tải đầu tuyến phía bên kia để lấy ý kiến trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp, hợp tác xã;
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, Sở Giao thông vận tải được xin ý kiến phải có văn bản trả lời; hết thời hạn trên coi như đã đồng ý với việc mở tuyến mới;
Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, Sở Giao thông vận tải nơi tiếp nhận hồ sơ có văn bản chấp thuận mở tuyến gửi doanh nghiệp, hợp tác xã theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 của Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
d) Đối với các tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh:
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải nơi tiếp nhận hồ sơ ra văn bản chấp thuận mở tuyến gửi doanh nghiệp, hợp tác xã theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 của Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT. Trường hợp không chấp thuận, Sở giao thông vận tải phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
đ) Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan hoặc qua đường bưu điện;
e) Văn bản chấp thuận mở tuyến cố định liên tỉnh được gửi đến doanh nghiệp, hợp tác xã, bến xe hai đầu tuyến để thực hiện và đồng thời gửi đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải đầu tuyến phía bên kia để phối hợp quản lý.
6. Khai thác thử:
a) Sau thời hạn 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày có văn bản chấp thuận mở tuyến nếu doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện khai thác thử thì văn bản chấp thuận mở tuyến sẽ hết hiệu lực;
b) Thời gian khai thác thử trên tuyến mới tối đa là 06 (sáu) tháng, kể từ ngày có văn bản chấp thuận.Sau thời gian khai thác thử tối thiểu 03 (ba) tháng liên tục, doanh nghiệp, hợp tác xã được làm thủ tục đề nghị công bố tuyến đưa vào khai thác.
7. Sau khi Quy hoạch mạng lưới tuyến được công bố theo quy định tạikhoản 1 Điều 12 của Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT, doanh nghiệp, hợp tác xã đã được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được đăng ký khai thác tuyến theo quy định tại Điều 15 của Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT trên cơ sở quy hoạch đã được công bố và không áp dụng quy định mở tuyến mới tại Điều này.
VII. Công bố tuyến đưa vào khai thác
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã được chấp thuận khai thác trên tuyến có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền công bố tuyến đưa vào khai thác. Tuyến vận tải hành khách cố định được công bố đưa vào khai thác phải đáp ứng yêu cầu sau:
a) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới tuyến (áp dụng sau khi Quy hoạch mạng lưới tuyến được công bố theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT);
b) Bảo đảm tiêu chí thiết lập tuyến theo quy định tại Điều 8 của Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT và không trùng với các tuyến đã công bố.
2. Thẩm quyền công bố tuyến đưa vào khai thác:
a) Tổng cục Đường bộ Việt Nam công bố tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh;
b) Sở Giao thông vận tải công bố tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh.
3. Hồ sơ đề nghị công bố tuyến đưa vào khai thác:
a) Giấy đề nghị công bố đưa vào khai thác tuyến vận tải hành khách cố định theo mẫu quy định tại Phụ lục 12 của Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT;
b) Báo cáo kết quả khai thác thử tuyến vận tải hành khách cố định theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 của Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT (chỉ áp dụng đối với các tuyến được công bố trước khi có quy hoạch mạng lưới tuyến).
4. Quy định về xử lý hồ sơ:
a) Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp 01 (một) bộ hồ sơ cho Sở Giao thông vận tải nơi doanh nghiệp, hợp tác xã đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh;
b) Trong trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, Sở Giao thông vận tải thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần sửa đổi, bổ sung đến doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời gian tối đa không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại khoản 3Điều này;
c) Đối với các tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh:
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, Sở Giao thông vận tải nơi tiếp nhận hồ sơ có văn bản đề nghị kèm hồ sơ đề nghị của doanh nghiệp, hợp tác xã gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam để công bố tuyến. Trường hợp từ chối đề nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam công bố tuyến đưa vào khai thác, Sở Giao thông vận tải phải trả lời doanh nghiệp, hợp tác xã bằng văn bản và nêu rõ lý do;
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản đề nghị của Sở Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam ra văn bản công bố tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 của Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT. Trường hợp từ chối công bố tuyến đưa vào khai thác, Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) Đối với các tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận văn bản đề nghị, Sở Giao thông vận tải ra văn bản công bố tuyến đưa vào khai thác theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 của Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT. Trường hợp từ chối công bố tuyến đưa vào khai thác, Sở Giao thông vận tải phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
đ) Văn bản công bố đưa vào khai thác tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh được đồng thời gửi đến Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến để phối hợp quản lý và doanh nghiệp, hợp tác xã, bến xe hai đầu tuyến để thực hiện. Văn bản công bố đưa vào khai thác của tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh được đồng thời gửi đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam để phối hợp quản lý;
e) Văn bản công bố đưa vào khai thác tuyến vận tải hành khách cố định phải đăng tải công khai trên Trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành văn bản.
5. Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan có thẩm quyền hoặc qua đường bưu điện.
6. Chỉ những doanh nghiệp, hợp tác xã đã tham gia khai thác thử liên tục từ 03 (ba) tháng trở lên được tiếp tục khai thác tuyến trong 12 (mười hai) tháng tiếp theo.
7. Tổng cục Đường bộ Việt Nam quy định về mã số tuyến.
VIII. Đăng ký khai thác và điều chỉnh phương án khai thác đang thực hiện trên tuyến
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã có Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô được đăng ký khai thác tuyến hoặc điều chỉnh phương án khai thác đang thực hiện trên tuyến (bao gồm cả tăng tần suất chạy xe) theo nguyên tắc giờ xe đăng ký xuất bến tại hai đầu bến không trùng giờ và đảm bảo thời gian giãn cách theo quy định với các chuyến xe của doanh nghiệp, hợp tác xã khác đang hoạt động hoặc đã đăng ký trước trong các trường hợp sau:
a) Khi cơ quan có thẩm quyền công bố quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch hoặc quyết định tăng tần suất chạy xe theo quy định tại điểm a khoản 2Điều này;
b) Khi hệ số có khách bình quân toàn tuyến đạt trên 50%. Hệ số có khách bình quân toàn tuyến được xác định bằng tổng lượng hành khách xuất phát ở hai đầu bến của các chuyến xe trên tuyến trong 06 (sáu) tháng liên tục cho đến thời điểm có doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký chia cho tổng số ghế xe của các chuyến xe tương ứng;
c) Khi hệ số có khách bình quân trên tuyến của đơn vị đạt trên 50%. Hệ số có khách bình quân trên tuyến của đơn vị được xác định bằng tổng lượng hành khách xuất phát ở hai đầu bến của các chuyến xe thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã trong 06 (sáu) tháng liên tục tính đến thời điểm có doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký tăng tần suất chạy xe chia cho tổng số ghế xe của các chuyến xe tương ứng;
d) Sau khi quy hoạch mạng lưới tuyến được công bố theo quy định tạikhoản 1 Điều 12 của Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT, doanh nghiệp, hợp tác xã đang khai thác trên tuyến không nằm trong quy hoạch có quyền tiếp tục khai thác theo phương án đã đăng ký trong thời gian không quá 24 (hai mươi bốn) tháng, kể từ ngày công bố quy hoạch. Hết thời hạn trên, cơ quan cấp chấp thuận khai thác tuyến ra văn bản ngừng khai thác tuyến gửi doanh nghiệp, hợp tác xã, bến xe hai đầu tuyến, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải đầu tuyến bên kia và công bố trên Trang thông tin điện tử của cơ quan mình.
2. Cơ quan quản lý tuyến:
a) Định kỳ vào 31 tháng 3 hàng năm, Sở Giao thông vận tải công bố công khai trên Trang thông tin điện tử của Sở tổng số chuyến xe tối đa được khai thác trên tuyến trong 12 (mười hai) tháng tiếp theo, giãn cách chạy xe tối thiểu giữa các chuyến xe và biểu đồ chạy xe đang khai thác của từng tuyến do Sở Giao thông vận tải quản lý, phù hợp với các quy hoạch hoặc điều chỉnh quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định được cấp thẩm quyền phê duyệt;
b) Sở Giao thông vận tải quản lý tuyến nội tỉnh và phối hợp với Sở Giao thông vận tải đầu tuyến bên kia quản lý tuyến vận tải hành khách liên tỉnh theo nguyên tắc:
Sở Giao thông vận tải chủ động thực hiện các nội dung quản lý tuyến trên địa bàn địa phương; Sở Giao thông vận tải nơi phát sinh các vấn đề về quản lý vận tải có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải địa phương đầu tuyến bên kia để xử lý, giải quyết.
3. Hồ sơ đăng ký:
a) Giấy đăng ký khai thác tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 của Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT;
b) Phương án khai thác tuyến vận tải hành khách bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 của Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT;
c) Giấy đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải trên tuyến cố định theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 của Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT.
4. Quy định về xử lý hồ sơ:
a) Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp 01 (một) bộ hồ sơ cho Sở Giao thông vận tải đầu tuyến, nơi đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh của đơn vị;
b) Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, Sở Giao thông vận tải thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần sửa đổi, bổ sung đến doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời gian tối đa không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;
c) Đối với tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh:
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, Sở Giao thông vận tải nơi tiếp nhận hồ sơ có văn bản gửi Sở Giao thông vận tải đầu tuyến phía bên kia để lấy ý kiến trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp, hợp tác xã;
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, Sở Giao thông vận tải được xin ý kiến phải có văn bản trả lời. Hết thời hạn trên coi như Sở Giao thông vận tải này đã đồng ý với nội dung đăng ký khai thác tuyến của doanh nghiệp, hợp tác xã;
Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, Sở Giao thông vận tải nơi tiếp nhận hồ sơ có văn bản chấp thuận khai thác tuyến gửi doanh nghiệp, hợp tác xã, bến xe hai đầu tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 của Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Văn bản chấp thuận được đồng thời gửi đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải đầu tuyến bên kia để phối hợp quản lý;
d) Đối với các tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, Sở Giao thông vận tải nơi tiếp nhận hồ sơ ra văn bản chấp thuận khai thác tuyến gửi doanh nghiệp, hợp tác xã theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 của Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
đ) Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan quản lý tuyến hoặc qua đường bưu điện.
5. Văn bản chấp thuận khai thác tuyến có giá trị kể từ ngày ký và có hiệu lực theo hiệu lực của Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đã cấp cho doanh nghiệp, hợp tác xã. Sau 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày ban hành văn bản chấp thuận, nếu doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện đưa xe vào khai thác thì văn bản chấp thuận không còn hiệu lực.
6. Không áp dụng các quy định tại khoản 3, khoản 4 và khoản 5 của Điều này trong trường hợp Sở Giao thông vận tải quyết định bổ sung phương tiện, tăng tần suất chạy xe để phục vụ vận chuyển khách trong các dịp: Tết Nguyên đán (không quá 30 (ba mươi) ngày); các dịp Lễ, Tết và các kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng (không quá 10 (mười) ngày).
IX. Bổ sung, thay thế xe khai thác trên tuyến
Doanh nghiệp, hợp tác xã được thay thế xe đang khai thác trên tuyến hoặc bổ sung xe nếu việc bổ sung không làm tăng tần suất chạy xe.Phương tiện thay thế, bổ sung phải có cùng sức chứa với phương tiện đang hoạt động trên tuyến. Trước khi bổ sung, thay thế xe, doanh nghiệp, hợp tác xã phải thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục 15 của Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT gửi Sở Giao thông vận tải và gửi bến xe hai đầu tuyến để phối hợp thực hiện.
X. Ngừng hoạt động, giảm tần suất chạy xe trên tuyến
1. Trước khi thực hiện giảm tần suất chạy xe hoặc ngừng khai thác trên tuyến ít nhất 20 (hai mươi) ngày, doanh nghiệp, hợp tác xã phải thông báo bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 15 của Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT cho Sở Giao thông vận tải và bến xe hai đầu tuyến.
2. Trước khi tuyến ngừng hoạt động hoặc giảm tần suất chạy xe ít nhất 07 (bảy) ngày, bến xe hai đầu tuyến có trách nhiệm thông báo công khai tại bến xe.
3. Sau thời điểm ngừng khai thác 05 (năm) ngày làm việc, doanh nghiệp, hợp tác xã phải nộp lại phù hiệu của xe ngừng khai thác trên tuyến cho Sở Giao thông vận tải nơi cấp.
XI. Lệnh vận chuyển
1. Lệnh vận chuyển cấp cho từng chuyến xe và do doanh nghiệp, hợp tác xã tự in theo mẫu quy định tại Phụ lục 16 của Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT. Ngoài những nội dung bắt buộc quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp, hợp tác xã được bổ sung những nội dung khác để phục vụ công tác quản lý của doanh nghiệp.
2. Nội dung và trách nhiệm ghi các thông tin trong Lệnh vận chuyển:
a) Doanh nghiệp, hợp tác xã ghi: tên, địa chỉ, số điện thoại của doanh nghiệp, hợp tác xã; tên các lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, biển số đăng ký xe ô tô; số ghế cho hành khách; tuyến vận chuyển; mã số tuyến; cự ly tuyến; bến đi, bến đến;
b) Đơn vị Bến xe ghi: số khách đi xe tại bến; xác nhận xe, lái xe đủ điều kiện xuất bến; giờ xuất bến thực tế; giờ đến bến thực tế; ký xác nhận và đóng dấu;
c) Doanh nghiệp, hợp tác xã có trách nhiệm quản lý, cấp và kiểm tra việc sử dụng Lệnh vận chuyển của lái xe; lưu trữ Lệnh vận chuyển đã thực hiện trong thời gian 01 (một) năm để phục vụ công tác quản lý nhà nước.
XII. Trách nhiệm của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải
1. Áp dụng các biện pháp để tổ chức, thực hiện đúng phương án khai thác tuyến vận tải hành khách bằng xe ô tô đã được chấp thuận.
2. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ vận tải, an toàn giao thông và đạo đức nghề nghiệp cho lái xe, nhân viên phục vụ trên xe theo chương trình khung do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành.
3. Lập sổ để theo dõi, quản lý việc sử dụng phù hiệu, lệnh vận chuyển của đơn vị; ghi thông tin trên lệnh vận chuyển và cấp cho lái xe theo quy định; lưu trữ Lệnh vận chuyển đã thực hiện theo quy định tại khoản c Điều 18của Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT.
4. Lập kế hoạch đảm bảo an toàn giao thông trong hoạt động vận tải của đơn vị, thực hiện việc kiểm tra, giám sát, thống kê, phân tích và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch.
5. Phải thanh toán lại tối thiểu 90% tiền vé cho hành khách đã mua vé nhưng từ chối chuyến đi trước khi xe khởi hành ít nhất 02 (hai) giờ; thanh toán lại tối thiểu 70% tiền vé cho hành khách đã mua vé nhưng từ chối chuyến đi trước khi xe khởi hành ít nhất 30 (ba mươi) phút.
6. Chịu trách nhiệm khi phương tiện, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe của đơn vị vi phạm chở quá trọng tải hoặc quá số người theo quy định; vi phạm các quy định khác trong hoạt động vận tải.
7. Trang bị đồng phục và thẻ tên cho lái xe, nhân viên phục vụ trên xe; thẻ tên phải được dán ảnh có đóng dấu giáp lai của đơn vị, ghi rõ họ tên, đơn vị quản lý.
8. Trách nhiệm khác thực hiện theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.
XIII. Trách nhiệm của đơn vị kinh doanh bến xe khách
1. Báo cáo Sở Giao thông vận tải địa phương các quy định của đơn vị về quyền hạn, trách nhiệm, danh sách, chức vụ và chữ ký của những người được giao nhiệm vụ kiểm tra, xác nhận vào Lệnh vận chuyển.
2. Không cho xe xuất bến nếu biển kiểm soát xe và lái xe không đúng với nội dung trong Lệnh vận chuyển; báo cáo Sở Giao thông vận tải để xử lý theo quy định.
3. Các quy định khác về bến xe khách thực hiện theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bến xe khách do Bộ Giao thông vận tải ban hành.
XIV. Quyền hạn và trách nhiệm của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe
1. Đeo thẻ tên, mặc đồng phục theo đúng mẫu doanh nghiệp, hợp tác xã đã trang bị; mang theo Lệnh vận chuyển đối với chuyến xe đang khai thác.
2. Thực hiện đúng Lệnh vận chuyển do doanh nghiệp, hợp tác xã cấp; đảm bảo an ninh, trật tự trên xe; đón, trả khách tại bến xe nơi đi, bến xe nơi đến và các điểm dừng đón, trả khách theo quy định.
3. Không được chở quá số người được phép chở; xuất vé đúng loại, đầy đủ cho mọi hành khách đi xe; hướng dẫn hành khách ngồi đúng chỗ theo số vé, phổ biến các quy định khi đi xe, giúp đỡ hành khách (đặc biệt là người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ có thai và có con nhỏ).
4. Trước khi xe xuất bến phải yêu cầu bến xe khách xác nhận thông tin quy định trong Lệnh vận chuyển.
5. Chấp hành các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.
6. Có quyền từ chối vận chuyển đối với hành khách có hành vi gây rối trật tự công cộng, gây cản trở công việc của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, tài sản của người khác, gian lận vé hoặc hành khách đang bị dịch bệnh nguy hiểm.
7. Quyền và trách nhiệm khác thực hiện theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.
XV. Quyền hạn và trách nhiệm của hành khách đi xe
1. Được yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã cung cấp dịch vụ theo tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ đã đăng ký và niêm yết.
2. Được yêu cầu nhân viên phục vụ trên xe xuất vé đúng loại sau khi trả tiền; giữ vé suốt hành trình và xuất trình vé khi người có thẩm quyền kiểm tra.
3. Được nhận lại số tiền vé theo quy định tại khoản 5 Điều 20 của Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT.
4. Được khiếu nại, kiến nghị, phản ánh những hành vi vi phạm quy định về quản lý vận tải của đơn vị kinh doanh vận tải, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có).
5. Chấp hành các quy định khi đi xe để đảm bảo an toàn, an ninh trật tự trên xe; lên, xuống xe tại bến xe hoặc các điểm dừng đón, trả khách theo quy định.
6. Quyền và nghĩa vụ khác thực hiện theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.
XVI. Đăng ký chất lượng dịch vụ đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi phải đăng ký chất lượng về dịch vụ vận tải. Giấy đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 của Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT.
2. Nội dung đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải gồm:
a) Đối với phương tiện vận tải gồm: nhãn hiệu xe; sức chứa (số ghế hoặc số giường nằm; số chỗ đứng trên xe buýt); tiêu chuẩn khí thải; giới hạn tuổi xe; trang thiết bị phục vụ hành khách trên xe; chế độ bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ; chế độ kiểm tra điều kiện kỹ thuật, an toàn và vệ sinh phương tiện trước khi đưa xe ra hoạt động;
b) Đối với lái xe và nhân viên phục vụ: thái độ phục vụ, hạng giấy phép lái xe, tuổi, thâm niên lái xe theo hạng, chế độ đào tạo, tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải hành khách;
c) Quyền lợi của hành khách: có ghế ngồi riêng, có chỗ đứng (đối với xe buýt), số lượng hành lý miễn cước (không áp dụng đối với xe taxi), chế độ bảo hiểm, số điện thoại đường dây nóng của đơn vị kinh doanh vận tải;
d) Dịch vụ cung cấp cho hành khách;
đ) Quy trình tiếp nhận và xử lý, giải quyết các thông tin phản ánh, kiến nghị của hành khách và cơ quan thông tin đại chúng.
3. Giấy đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải được gửi đến Sở Giao thông vận tải cùng với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Sở Giao thông vận tải nơi tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc niêm yết và thực hiện các nội dung chất lượng dịch vụ vận tải mà đơn vị đã đăng ký.
4. Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định khi đăng ký mở tuyến mới hoặc đăng ký tham gia khai thác tuyến phải đăng ký bổ sung chất lượng dịch vụ trên tuyếntheo mẫu quy định tại Phụ lục 7của Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT.
(Quy định tại Điều 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 20, 21, 22, 23 Thông tư số18/2013/TT-BGTVT)
|
Summary
Reviewer
Manh Nguyen
Review Date
Reviewed Item
Bài viết rất hay
Author Rating