Thủ tục giải thể doanh nghiệp trên địa bàn Thanh Hóa

Việc làm ăn xảy ra những biến cố, những khó khăn là điều không ai mong muốn. Nhưng khi việc làm ăn của bạn đi đến giới hạn, không thể cố gắng tiếp tục hoạt động được nữa thì bạn bắt buộc phải dừng nó lại và tìm hướng chuyển sang một lĩnh vực mới. Rất nhiều người hiểu rất rõ và việc mở một công ty cần những thủ tục gì nhưng lại không hề biết thủ tục giải thể một doanh nghiệp thì cần có những gì, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin về thủ tục giải thể một doanh nghiệp.
Việc làm ăn xảy ra những biến cố, những khó khăn là điều không ai mong muốn. Nhưng khi việc làm ăn của bạn đi đến giới hạn, không thể cố gắng tiếp tục hoạt động được nữa thì bạn bắt buộc phải dừng nó lại và tìm hướng chuyển sang một lĩnh vực mới. Rất nhiều người hiểu rất rõ và việc mở một công ty cần những thủ tục gì nhưng lại không hề biết thủ tục giải thể một doanh nghiệp thì cần có những gì, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin về thủ tục giải thể một doanh nghiệp.
Trường hợp thực hiện
Thủ tục giải thể của một doanh nghiệp được thực hiện trong những trường hợp sau: kết thúc thời gian hoạt động đã ghi trong mục điều lệ của công ty mà không có quyết định gia hạn; theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH, của đại hội đồng cổ đông với công ty cổ phần; công ty không còn đủ số lượng thành viên theo quy định của pháp luật trong thời hạn 6 tháng liên tục mà không tiến hành thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
Các bước tiến hành
– Công bố thông tin về việc giải thể doanh nghiệp: Chủ doanh nghiệp hoặc người chịu trách nhiệm phải có nghĩa vụ đăng thông tin giải thể trên cổng thông tin quốc gia về đăng kí doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, các chi nhánh và các văn phòng làm việc
– Xác nhận nghĩa vụ tại cơ quan hải quan: Doanh nghiệp tiến hành gửi công văn tới Tổng cục hải quan xin xác nhận nghĩa vụ hải quan để giải thể.
– Thủ tục tại cơ quan Thuế: Sau đó, chủ sở hữu cần phải gửi công văn xin giải thể lên chi cục thuế, gửi công văn xin quyết toán thuế, đóng các loại thuế còn nợ và sau khi có xác nhận không nợ thuế thì Chi cục Thuế ra quyết định đóng cửa mã số thuế của doanh nghiệp.
– Thủ tục tại cơ quan đăng kí doanh nghiệp: Sau khi nhận quyết định đóng mã số thuế, doanh nghiệp gửi công văn lên phòng Đăng kí kinh doanh và phòng đăng kí kinh doanh có trách nhiệm cho giấy tiếp nhận giải thể.
– Trả con dấu pháp nhân doanh nghiệp: Sau khi có thông báo của phòng Đăng kí doanh nghiệp về việc trả con dấu pháp nhân thì doanh nghiệp tiến hành gửi trả con dấu lên công an tỉnh/ thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
– Trả giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp: Công an tỉnh thành phố ra quyết định huỷ dấu, doanh nghiệp lại gửi lại quyết định này lên phòng đăng kí kinh doanh và chờ quyết định giải thể cuối cùng. Phòng đăng kí kinh doanh sẽ ra quyết định xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng kí kinh doanh và hoàn thành thủ tục giải thể của doanh nghiệp.
Summary
Review Date
Reviewed Item
Bài viết rất hay
Author Rating
51star1star1star1star1star