Thành lập doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh bán lẻ Thanh hóa

Hiện nay, Việt Nam đang là một trong số thị trường hấp dẫn đối với nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài, các thương hiệu bán lẻ của nước ngoài đã hiện diện ở Thanh Hóa và hầu hết các tỉnh, thành phố của Việt Nam, nhất là phân khúc siêu thị và cửa hàng tiện lợi. Đây là kết quả của các cam kết mở cửa của Việt Nam khi gia nhập WTO và các Hiệp định thương mại tự do.

Các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực này mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp Việt Nam, nhưng khó khăn lớn nhất mà nhà đầu tư nước ngoài gặp phải chính là thủ tục về pháp lý cũng như hồ sơ thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh bán lẻ mở cơ sở bán lẻ, phân phối tại Việt Nam cũng như trên địa bàn Thanh Hóa.

Căn cứ pháp luật cho việc thành lập doanh nghiệp:

Căn cứ Nghị định số 23/2007/NĐ-CP và Thông tư số 08/2013/TT-BCT, việc lập cơ sở bán lẻ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện như sau:

Đối với cơ sở bán lẻ thứ nhất: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền phân phối được lập cơ sở bán lẻ thứ nhất mà không phải làm thủ tục đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định tại Nghị định này (khoản 4 Điều 5 Nghị định 23/2007/NĐ-CP).

Đối với cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất: Việc lập thêm cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất do UBND cấp tỉnh quyết định theo hướng dẫn của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) và theo trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định này (khoản 4 Điều 5 Nghị định 23/2007/NĐ-CP).

Việc lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất được xem xét từng trường hợp cụ thể căn cứ vào việc kiểm tra nhu cầu kinh tế của địa bàn nơi đặt cơ sở bán lẻ theo các tiêu chí: số lượng các cơ sở bán lẻ, sự ổn định của thị trường, mật độ dân cư và quy mô của địa bàn cấp quận, huyện nơi dự kiến đặt cơ sở bán lẻ.

Thanh-lap-doanh-nghiep-von-nuoc-ngoai-kinh-doanh-ban-le-thanh-hoa

Trình tự, thủ tục mở công ty vốn nước ngoài kinh doanh bán lẻ:

– Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ, nộp lại cơ quan có thẩm quyền cấp phép;
– Chuyên viên tiếp nhận hồ sơ sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Công Thương.
– Sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Công Thương, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.

Hồ sơ xin cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ;
  • Giấy chứng nhận đầu tư hoặc hồ sơ thẩm tra cấp;
  • Bản giải trình đáp ứng điều kiện về quy định pháp luật của nhà nước đối với hoạt động bán lẻ, phù hợp với quy hoạch và kiểm tra nhu cầu kinh tế ENT;
  • Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông qua kết quả làm việc của Hội đồng kiểm tra nhu cầu kinh tế;
  • Báo cáo tình hình kinh doanh các năm gần nhất liên quan đến bán lẻ;
  • Chứng từ nghĩa vụ thuế.

Thời hạn giải quyết cấp phép kinh doanh bán lẻ:

Khoản 2 Điều 15 Nghị định 23/2007/NĐ-CP quy định: “Trong trường hợp được quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định này (Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền phân phối được lập cơ sở bán lẻ thứ nhất mà không phải làm thủ tục đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định tại Nghị định này.

Việc lập thêm cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo hướng dẫn của Bộ Thương mại và theo trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định này), thời hạn hiệu lực của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ bằng thời hạn hiệu lực của Giấy phép kinh doanh”.

Khoản 2 Điều 9 Nghị định 23/2007/NĐ-CP quy định “Đối với trường hợp quy định tại Điều 5 Nghị định này, thời hạn hiệu lực của Giấy phép kinh doanh bằng thời hạn hoạt động của dự án đầu tư được ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư”.

Quý khách có nhu cầu tư vấn hoặc tìm hiểu sâu về lĩnh vực nêu trên vui lòng liên hệ chúng tôi theo hotline 0983 175 111

Summary
Review Date
Reviewed Item
Dịch vụ chăm sóc khách hàng rất tốt
Author Rating
51star1star1star1star1star