Kinh doanh dịch vụ tiêm chủng là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Để tạo thuận lợi cho các chủ thể kinh doanh trong lĩnh vực này các chủ thể trong kinh doanh cần đáp những những điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật. Tư vấn Lam Sơn với uy tín và kinh nghiệm tư vấn về lĩnh vực kinh doanh có điều kiện sẽ mang đến cho quý khách hàng dịch vụ pháp lý tốt nhất về kinh doanh dịch vụ tiêm chủng.
Cơ sở pháp lý:
- Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định về hoạt động tiêm chủng;
- Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;
- Thông tư 12/2014/NĐ-CP hướng dẫn việc quản lý sử dụng vắc xin trong tiêm chủng.
Nội dung chính
I. Điều kiện hoạt động đối với cơ sở tiêm chủng
1. Điều kiện đối với cơ sở tiêm chủng cố định.
– Cơ sở vật chất:
Khu vực tiêm chủng phải bảo đảm che được mưa, nắng, kín gió, thông thoáng và bố trí theo nguyên tắc một chiều từ đón tiếp, hướng dẫn, tư vấn, khám sàng lọc, thực hiện tiêm chủng, theo dõi và xử trí phản ứng sau tiêm chủng.
– Trang thiết bị:
+ Có tủ lạnh, phích vắc xin hoặc hòm lạnh, các thiết bị theo dõi nhiệt độ tại nơi bảo quản và trong quá trình vận chuyển vắc xin;
+ Có hộp chống sốc, phác đồ chống sốc treo tại nơi theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
– Nhân sự:
+ Số lượng: Có tối thiểu 03 nhân viên chuyên ngành y, trong đó có ít nhất 01 nhân viên có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên; đối với cơ sở tiêm chủng tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn phải có tối thiểu 02 nhân viên có trình độ từ trung cấp chuyên ngành y trở lên, trong đó có ít nhất 01 nhân viên có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên;
+ Nhân viên y tế tham gia hoạt động tiêm chủng phải được tập huấn chuyên môn về tiêm chủng. Nhân viên trực tiếp khám sàng lọc, tư vấn, theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng phải có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên; nhân viên thực hành tiêm chủng có trình độ từ trung cấp Y học hoặc trung cấp Điều dưỡng – Hộ sinh trở lên.
2. Điều kiện đối với điểm tiêm chủng lưu động
– Việc tiêm chủng tại nhà chỉ được áp dụng đối với hoạt động tiêm chủng thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng chống dịch tại các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn khi đáp ứng các điều kiện sau:
+ Chỉ áp dụng đối với hoạt động tiêm chủng thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng chống dịch;
+ Có phích vắc xin và hộp chống sốc theo quy định của Bộ trưởng Y tế
+ Nhân sự bảo đảm điều kiện.
3. Điều kiện đối với điểm tiêm chủng lưu động khác:
– Cơ sở vật chất: Bố trí theo nguyên tắc một chiều từ đón tiếp, hướng dẫn, tư vấn, khám sàng lọc, thực hiện tiêm chủng, theo dõi và xử trí phản ứng sau tiêm chủng.
– Trang thiết bị: Có phích vắc xin hoặc hòm lạnh và hộp chống sốc theo quy định của Bộ trưởng Y tế.
– Có tối thiểu 02 nhân viên chuyên ngành y đáp ứng điều kiện về nhận sự như đối với cơ sở tiêm chủng cố định.
4. Công bố cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
– Trước khi thực hiện hoạt động tiêm chủng, cơ sở tiêm chủng phải gửi văn bản thông báo đủ điều kiện tiêm chủng theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 104/2016/NĐ-CP cho Sở Y tế nơi cơ sở tiêm chủng đặt trụ sở. Trước khi thực hiện hoạt động tiêm chủng, cơ sở tiêm chủng phải gửi văn bản thông báo đủ điều kiện tiêm chủng theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 104/2016/NĐ-CP cho Sở Y tế nơi cơ sở tiêm chủng đặt trụ sở.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo đủ điều kiện tiêm chủng, Sở Y tế phải đăng tải thông tin về tên, địa chỉ, người đứng đầu cơ sở đã công bố đủ điều kiện tiêm chủng trên Trang thông tin điện tử của Sở Y tế (thời điểm tính ngày phải công bố thông tin được xác định theo dấu công văn đến của Sở Y tế).
– Cơ sở chỉ được thực hiện hoạt động tiêm chủng sau khi đã thực hiện việc công bố đủ điều kiện tiêm chủng, người đứng đầu cơ sở thực hiện tiêm chủng tự công bố đủ điều kiện tiêm chủng chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tự công bố của mình.
– Trong quá trình thanh tra, kiểm tra điều kiện tiêm chủng tại các cơ sở tiêm chủng, nếu phát hiện cơ sở tiêm chủng không tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 9 hoặc Điều 10 Nghị định này thì đoàn thanh tra, kiểm tra phải lập biên bản tạm đình chỉ hoạt động và kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định việc xử lý theo quy định của pháp luật đồng thời gửi 01 bản biên bản về Sở Y tế nơi cơ sở tiêm chủng đặt trụ sở.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản tạm đình chỉ hoạt động quy định tại khoản 3 Điều này (thời điểm nhận biên bản được xác định theo dấu công văn đến của Sở Y tế), Sở Y tế rút tên cơ sở khỏi danh sách cơ sở tự công bố đã đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Sở Y tế.
5. Điều kiện đảm bảo công tác tiêm chủng
– Hệ thống cung ứng dịch vụ tiêm chủng
+ Các cơ sở y tế nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao phải thực hiện tiêm chủng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng chống dịch và phải bảo đảm các điều kiện tiêm chủng theo quy định tại Nghị định này.
+ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều này; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân nếu đã công bố đủ điều kiện tiêm chủng theo quy định tại Nghị định này được phép đăng ký với Sở Y tế sở tại để thực hiện tiêm chủng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng và phải tổ chức triển khai tiêm chủng chống dịch khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
– Giá dịch vụ tiêm chủng
Giá dịch vụ tiêm chủng được tính dựa trên các yếu tố sau đây:
+ Giá mua vắc xin;
+ Chi phí vận chuyển, bảo quản vắc xin;
+ Chi phí dịch vụ tiêm chủng.
Chi phí dịch vụ tiêm chủng được tính theo từng loại vắc xin, số lần tiêm hoặc uống và được tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí trực tiếp, gián tiếp sau đây:
+ Tiền công khám sàng lọc, tư vấn, công tiêm, theo dõi sau tiêm chủng;
+ Tiền vật tư tiêu hao;
+ Tiền điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải y tế và vệ sinh môi trường trực tiếp cho việc thực hiện dịch vụ tiêm chủng;
+ Khấu hao tài sản cố định; chi phí chi trả lãi tiền vay theo các hợp đồng vay vốn, huy động để đầu tư, mua sắm trang thiết bị thực hiện dịch vụ tiêm chủng (nếu có) được tính và phân bổ vào chi phí của dịch vụ sử dụng nguồn vốn này;
+ Chi phí của bộ phận gián tiếp, các chi phí hợp pháp khác để bảo đảm cho hoạt động của cơ sở tiêm chủng.
– Nguồn kinh phí cho hoạt động tiêm chủng
Nguồn kinh phí hình thành cho hoạt động tiêm chủng:
+ Ngân sách nhà nước;
+ Tài trợ của các tổ chức và cá nhân trong, ngoài nước;
+ Nguồn Quỹ bảo hiểm y tế;
+ Các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí cho:
+ Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế cho các đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 28 và khoản 4 Điều 29 của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
+ Đầu tư hệ thống dây chuyền lạnh cho Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch;
+ Công tác thông tin, giáo dục, truyền thông, kiểm tra, thanh tra hoạt động tiêm chủng, chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học để ứng dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong tiêm chủng;
+ Bồi thường khi sử dụng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch bị tai biến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người được tiêm chủng.
II. Tư vấn về điều kiện và trình tự cấp giấy chứng nhận tiêm chủng
1. Trình tự cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng
– Cơ sở đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng nộp 01 bộ hồ sơ gốc và 01 bộ bản sao đến Sở Y tế (Phòng nghiệp vụ Y).
– Khi nhận hồ sơ, Sở Y tế gửi cho cơ sở đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng phiếu tiếp nhận hồ sơ theo mẫu quy định tại Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư 12/2014/NĐ-CP .
– Trường hợp hồ sơ cấp mới đầy đủ, hợp lệ thì Sở Y tế có trách nhiệm:
+ Chuyển hồ sơ đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng cho Phòng Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là huyện) nơi cơ sở y tế đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng đặt trụ sở trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ để thẩm định tại cơ sở.
+ Trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng, Phòng Y tế huyện có trách nhiệm thành lập đoàn thẩm định và tổ chức thẩm định theo quy định tại Điều 21 Thông tư này. Thành phần đoàn thẩm định gồm: Lãnh đạo Phòng Y tế huyện – Trưởng đoàn; đại diện Trung tâm Y tế huyện; đại diện bệnh viện huyện (đối với các huyện đã tách bệnh viện huyện độc lập); đác chuyên gia, cán bộ liên quan được mời theo đề nghị của Trưởng đoàn.
– Sau khi thẩm định, Đoàn thẩm định có trách nhiệm lập biên bản thẩm định theo mẫu quy định tại Phụ lục số 5 ban hành kèm theo Thông tư 12/2014/NĐ-CP và gửi về Sở Y tế (Phòng nghiệp vụ Y) trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thẩm định;
– Trong thời gian 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản thẩm định, Giám đốc Sở Y tế phải cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng theo mẫu quy định tại Phụ lục số 6 ban hành kèm theo Thông tư 12/2014/NĐ-CP. Trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng
– Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng theo mẫu số 1 quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư 12/2014/NĐ-CP.
– Bảng kê khai nhân sự theo mẫu quy định tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này và bản sao có chứng thực các giấy tờ sau của từng nhân viên làm công tác tiêm chủng:
+ Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động có đóng dấu xác nhận của cơ sở sử dụng lao động;
+ Bằng cấp chuyên môn;
+ Giấy chứng nhận tham dự tập huấn về tiêm chủng.
– Bảng kê khai trang thiết bị theo mẫu quy định tại Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư 12/2014/NĐ-CP.
– Sơ đồ mặt bằng của khu vực thực hiện tiêm chủng bao gồm: khu vực chờ, tư vấn và khám phân loại; tiêm chủng, theo dõi và xử trí phản ứng sau tiêm chủng.
– Bản sao có chứng thực các giấy tờ chứng minh việc thành lập và hoạt động của cơ sở đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng bao gồm:
+ Giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;
+ Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với các cơ sở y tế khác.
III. Tư vấn thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ tiêm chủng
- Việt Luật tư vấn miễn phí trước khi thành lập công ty:
- Việt Luật sẽ tra cứu sơ bộ khi nhận được thông tin về tên doanh nghiệp do quý khách hàng cung cấp để tránh trường hợp không được chấp thuận do vi phạm các trường hợp cấm khi đặt tên doanh nghiệp.
- Việt Luật tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp;
- Tư vấn về cách đặt tên doanh nghiệp và đăng ký bảo hộ, thiết kế logo đúng với quy định luật hiện hành;
- Tư vấn việc đăng ký kinh doanh phù hợp (ngành nghề có điều kiện hoặc yêu cầu chứng chỉ,….);
- Tư vấn cách đăng ký thành viên/cổ đông sáng lập và tỷ lệ, phương thức góp vốn;
- Tư vấn về việc soạn thảo điều lệ công ty;
- Tư vấn số vốn điều lệ/pháp định cần đăng ký đúng với Luật doanh nghiệp và pháp luật chuyên ngành;
Bước 1: Soạn hồ sơ và nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh
Hồ sơ bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
– Bản dự thảo về điều lệ công ty
– Bản danh sách cổ đông sáng lập/thành viên sáng lập…
– Bản sao công chứng về chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực đối với các cá nhân là người đại diện pháp luật, thành viên/cổ đông sáng lập và của người đại diện theo ủy quyền; đối với pháp nhân thì cần bản sao công chứng giấy phép kinh doanh, điều lệ công ty, bản sao chứng minh thư/hộ chiếu của người đại diện pháp luật.
– Giấy ủy quyền của người đại diện thực hiện các thủ tục trước cơ quan có thẩm quyền.
– Và một số giấy tờ khác theo yêu cầu.
Nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh ( thành phố)
Sau thời hạn giải quyết: từ 04 – 06 ngày làm việc doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp thể hiện 04 nội dung sau: Tên công ty; Địa chỉ công ty; Vốn điều lệ; Người đại diện theo pháp luật, danh sách thành viên công ty TNHH, chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên
Bước 2: Khắc dấu và công bố mẫu dấu (Thay cho giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu trước đây)
Sau khi nộp hồ sơ công bố sử dụng mẫu dấu và được cơ quan đăng ký kinh doanh chấp thuận, mẫu dấu sẽ hiển thị trong thông tin của doanh nghiệp trên hệ thống thông tin quốc gia.
Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Việt Luật sẽ tiến hành nộp hồ sơ công bố thông tin thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Thời hạn công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp doanh nghiệp phải thực hiện công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 4: Thực hiện các thủ tục sau thành lập doanh nghiệp
Lam Sơn sẽ tư vấn toàn bộ các thủ tục sau thành lập doanh nghiệp cho Qúy khách hàng như sau:
– Mở tài khoản ngân hàng và đăng ký tài khoản với Sở kế hoạch đầu tư
– Đăng ký chữ ký số điện tử để kê khai và nộp thuế điện tử
– Thiết lập hồ sơ thuế
– Đăng ký phương pháp thuế, kê khai thuế ban đầu
– Kê khai và nộp thuế môn bài
– Phát hành, đặt in hóa đơn lần đầu.
Kết quả gói dịch vụ thành lập doanh nghiệp
Sau khi Lam Sơn hoàn thành các thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm, chúng tôi sẽ trao lại toàn bộ kết quả cho khách hàng gồm:
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu,
– Mã số thuế, hướng dẫn kê khai thuế;
– Điều lệ, hồ sơ nội bộ công ty.
Trên đây là nội dung tư vấn của công ty dịch vụ tư vấn Lam Sơn về lĩnh vực kinh doanh dịch vụ tiêm chủng. Nếu còn vướng mắc, chưa hiểu rõ hay cần sự hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ dịch vụ thành lập công ty rẻ tại Lam Sơn hoặc gửi thông tin qua Email để được hỗ trợ kịp thời!
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ LAM SƠN
Địa chỉ : 32 Phố I – Thị trấn Quảng Xương, Thanh Hóa
Hotline: 0983 175 111 – 0931 375 111
Website: thanhlapdoanhnghiepthanhhoa.net
Email: thutucnhanhthanhhoa@gmail.com