Những năm gần đây Thanh Hóa là một tỉnh miền Trung phát triển mạnh về kinh tế. Hàng loạt các khu công nghiệp mọc lên thu hút rất nhiều lao động, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Trong đó có người Ấn Độ, người Ấn Độ trước khi vào Việt Nam sinh sống và làm việc cần hoàn thành các loại giấy tờ, thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật Việt Nam và Ấn Độ
Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp thủ tục làm giấy phép lao động cho người Ấn Độ tại Thanh Hóa.
Thông thường người lao động Ấn Độ muốn đến Thanh Hóa làm việc sẽ ở 01 trong 02 trường hợp sau;
– Trường hợp 1: Người lao dộng Ấn Độ hiện tại vẫn đang ở Ấn Độ và có nhu cầu muốn sang tỉnh Thanh Hóa của Việt Nam làm việc. Với trường hợp này người lao động cần xin cấp visa sau đó mới tiến hành xin cấp giấy phép lao động tại tỉnh Thanh Hóa
– Trường hợp 2: Lao động người Ấn Độ đã qua Việt nam và hiện tại muốn làm việc tại Thanh Hóa. Với trường hợp này người lao động Ấn Độ cần gửi hồ sơ xin cấp giấy phép lao động đến Sở Lao động – Thương binh và xã hội tỉnh Thanh Hóa để làm thủ tục.
Khi người Ấn Độ muốn xin cấp giấy phép lao động ở Thanh Hóa sẽ xảy ra một số trường hợp mà chúng tôi sẽ đề cập sau đây:
Thanh hóa đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, thu hút hàng ngàn lao động trong nước và nước ngoài
⦁ Hồ sơ hướng dẫn làm visa cho lao động người Ấn Độ trước khi vào Việt Nam làm việc tại tỉnh Thanh Hóa
Lao động người Ấn Độ đang ở nước ngoài có nhu cầu muốn sang Việt Nam công tác và làm việc cần phải có visa nhập cảnh Việt Nam. Có 2 cách để lao động người Ấn Độ có thể xin visa nhập cảnh Việt Nam: Một là xin cấp visa tại Ấn Độ, nơi có Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán nước Cộng Hòa Xã Hộ Chủ Nghĩa Việt Nam, người lao động có thể tự nộp đơn xin visa vào Việt Nam tại đó. Hai là lao động người Ấn Độ liên hệ với công ty bảo lãnh tại Thanh Hóa để phối hợp làm visa và nhận visa tại cửa khẩu. Trường hợp này lao động người Ấn Độ cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
– Công ty bảo lãnh người lao động Ấn Độ cần chuẩn bị hồ sơ:
. Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động
. Giấy chứng nhận sức khỏe của người lao động Ấn Độ được cấp ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam thoe quy định của Bộ y tế
. Văn bản xác nhận không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài có giá trị trong thời hạn 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ. Trường hợp lao động người Ấn Độ đã cư trú tại Việt Nam thì phải có Phiếu lý lịch tư pháp do Trung tâm lý lich tư pháp quốc gia cấp hoặc trường hợp đang cư trú tại Việt Nam phải có Phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương cấp và văn bản xác nhận không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Ana Độ do cơ quan có thẩm quyền của Ấn Độ cấp.
. Văn bản về việc chấp thuận sử dụng lao động người Ấn Độ hoặc văn bản quyết định việc nhà thầu được tuyển lao động người Ấn Độ vào các vị trí công việc không tuyển được người lao động Việt Nam của Sở Lao Động – Thương binh và xa hội tỉnh Thanh Hóa.
. Scan hộ chiếu người cần visa để cấp giấy phép lao động đến Việt Nam
. Hồ sơ công ty tại Việt Nam gồm: Giấy phép đăng ký kinh doanh và giấy phép đăng ký mẫu dấu.
Từ 01/07/2015: Giấy phép đăng ký mẫu dấu của công ty sẽ không cần thiết nhưng công ty phải có giấy chứng nhận kết quả đăng ký mẫu dấu với Nhà nước Việt Nam.
– Lao động người Ấn Độ muốn xin visa cần chuẩn bị hồ sơ:
. Cung cấp bản scan hộ chiếu cho Công ty làm thủ tục cấp visa
– Thời hạn để cấp visa cho người xin giấy phép lao động từ 5-7 ngày làm việc
. Thời hạn của visa cấp cho người Ấn Độ xin giấy phép lao động có thể từ 1 tháng đến 3 tháng, sau đó người lao động cần gia hạn visa.
. Lao động người Ấn Độ có thể nhận visa tại sân bay quốc tế Việt Nam hoặc đại sứ quán của Việt Nam tại nước ngoài
. Visa dành cho người xin giấy phép lao động sẽ có ký hiệu DN là mục đích thương mại hoặc làm cho người nước ngoài tại Việt Nam.
0. Thủ tục, hồ sơ xin giấy phép lao động cho người Ấn Độ tại Thanh Hóa theo quy định mới nhất.
Nghị định 11/2016/NĐ- CP ngày 3/2/2016 quy định chi tiết thi hành về cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam. Nghị định này thay thế cho Nghị định 102/2013/NĐ- CP và có hiệu lực từ ngày 1/4/2016. Đây là Nghị định mới nhất, quy định về giấy phép lao độngcho người nước ngoài. Doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động nước ngoài phải có trách nhiệm xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài đó.
– Lao động người Ấn Độ cần chuẩn bị hồ sơ:
. Lý lịch tư pháp cử người lao động Ấn Độ đã hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng. Lý lịch này tính đến thời điểm nộp hồ sơ có thời hạn không quá 06 tháng kể từ ngày được cấp
. Giấy xác nhận kinh nghiệm trên 5 năm trong lĩnh vực quản lý tương ứng với vị trí làm việc tại Việt Nam của người lao động Ấn Độ phù hợp với vị trí đảm nhận khi đến làm việc tại Việt Nam. Giấy xác nhận phải đảm bảo đử ngày, tháng, năm tròn 05 năm kể từ ngày làm việc đến ngày xin xác nhận.
. Lý lich tư pháp Việt Nam. Với điều kiện người Ấn Độ đã nhập cảnh Việt Nam từ 2 lần trở lên hoặc đã ở Việt Nam trên 5 tháng
. Giấy khám sức khỏe theo tiêu chuẩn của Bộ Lao động quy định. Giấy khám sức khỏe này được cấp ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam theo quy định của Bộ y tế
. Hộ chiếu bản sao công chứng
. 2 ảnh màu kích thước 4cmx6cm, chụp chính diện, rõ nét, phông nền trắng, ảnh chụp không quá tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
– Hồ sơ công ty bảo lãnh sử dụng lao động Ấn Độ tại Thanh Hóa cần chuẩn bị:
. Mẫu công văn chấp thuận cấp giấy phép lao động cho người lao động Ấn Độ được UBND tỉnh Thanh Hóa đồng ý.
. Hợp đồng lao động của công ty tại Việt Nam với cá nhân người lao động Ấn Độ
. Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động: Mẫu số 06
. Đăng ký kinh doanh công ty: Bản sao y công chứng
. Giấy giới thiệu 2 bản
– Thời gian làm giấy phép lao động 10-15 ngày làm việc.
0. Thủ tục cấp lại giấy phép lao động cho người lao động Ấn Độ tại Thanh Hóa
Với trường hợp này trước thời hạn hết hạn giấy phép lao động 30 ngày người lao động Ấn Độ phải làm mẫu công văn số 1 trước
– Giấy phép lao động cũ, bản gốc hoặc bản sao y công chứng
– Giấy khám sức khỏe theo tiêu chuẩn của Bộ lao động quy định, giấy khám sức khỏe được cấp ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam theo quy định của Bộ y tế
– 02 ảnh màu, phông nền trắng, kích thước cmx6cm, chụp chính diện, rõ nét, ảnh chụp không quá 6 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ
– Mẫu ccoong văn số 01
– Mẫu công văn số 08
– Đăng ký kinh doanh công ty. Bản sao y công chứng
Thời gian làm thủ tục cấp lại giấy phép lao động: 5- 7 ngày làm việc