Giấy phép hoạt động spa thẩm mỹ viện tại Thanh Hóa là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Nội dung chính
- 1 Để hiểu rõ hơn điều kiện và thủ tục Giấy phép hoạt động spa thẩm mỹ viện tại Thanh Hóa, Lam Sơn đưa ra một số tư vấn như sau:
- 2 Dịch vụ của Lam Sơn trong lĩnh vực tư vấn Giấy phép hoạt động spa thẩm mỹ viện tại Thanh Hóa:
Để hiểu rõ hơn điều kiện và thủ tục Giấy phép hoạt động spa thẩm mỹ viện tại Thanh Hóa, Lam Sơn đưa ra một số tư vấn như sau:
Điều kiện hoạt động đối với cơ sở dịch vụ thẩm mỹ quy định tại Điều 37 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP
- Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ chỉ được thực hiện các hoạt động xăm, phun, thêu trên da, không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Cơ sở vật chất:
– Có địa điểm cố định;
– Bảo đảm các điều kiện vệ sinh.
b) Thiết bị:
Có đủ thiết bị, dụng cụ, vật tư phù hợp với phạm vi hoạt động của cơ sở và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
c) Nhân sự:
Người thực hiện xăm, phun, thêu trên da không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm tại cơ sở dịch vụ thẩm mỹ phải có giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ đào tạo, dạy nghề về phun, xăm, thêu trên da do cơ sở đào tạo hoặc dạy nghề hợp pháp cấp.
d) Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ không thuộc loại hình phải có giấy phép hoạt động nhưng phải có văn bản thông báo đủ điều kiện quy định tại điểm a, b và c khoản này gửi về Sở Y tế nơi đặt trụ sở để quản lý trước khi hoạt động ít nhất 10 ngày. Văn bản thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này.
Dịch vụ thẩm mỹ yêu cầu cấp giấy phép đủ điều kiện hoạt động theo quy định gồm: Các dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể, Xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm.
Giấy phép hoạt động spa thẩm mỹ viện tại Thanh Hóa. Giấy phép hoạt động spa thẩm mỹ viện tại Thanh Hóa
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa, bao gồm cả chuyên khoa thẩm mỹ được quy định tại Điều 26 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP:
-
Cơ sở vật chất:
a) Đáp ứng các điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 25 Nghị định này. (Trích:
a) Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình, bảo đảm đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa, làm vệ sinh.)
b) Phòng khám chuyên khoa phải có phòng khám bệnh, chữa bệnh có diện tích ít nhất là 10 m2 và nơi đón tiếp người bệnh (trừ Phòng khám tư vấn sức khỏe hoặc phòng tư vấn sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông). Riêng đối với phòng khám chuyên khoa ngoại, phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ phải có thêm buồng lưu người bệnh có diện tích ít nhất là 12 m2;
c) Ngoài quy định tại các điểm a và b khoản này, tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký, phòng khám chuyên khoa phải đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:
– Trường hợp thực hiện thủ thuật phải có diện tích ít nhất là 10 m2;
d) Phải bố trí khu vực tiệt trùng riêng biệt để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại.
đ) Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, xử lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật; bảo đảm vô trùng đối với các phòng thực hiện thủ thuật.
e) Có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ, chăm sóc người bệnh.
2. Thiết bị y tế:
a) Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký;
b) Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa;
c) Phòng khám tư vấn sức khỏe hoặc phòng tư vấn sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông không phải có thiết bị, dụng cụ y tế quy định tại điểm a và điểm b khoản này nhưng phải có đủ các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông, thiết bị phù hợp với phạm vi hoạt động đăng ký.
3. Nhân sự:
a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa mà phòng khám đăng ký.
– Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng về chuyên khoa đó.
Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải đáp ứng các điều kiện như sau:
+ Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ: Là bác sỹ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình hoặc chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ;
b) Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa, các đối tượng khác làm việc trong phòng khám chuyên khoa nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và được phân công công việc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó
Dịch vụ của Lam Sơn trong lĩnh vực tư vấn Giấy phép hoạt động spa thẩm mỹ viện tại Thanh Hóa:
- Tư vấn về điều kiện kinh doanh dịch vụ spa thẩm mỹ viện tại Thanh Hóa
- Tư vấn trình tự, thủ tục, hồ sơ kinh doanh dịch vụ spa, thẩm mỹ viện
- Soạn thảo hồ sơ để được cấp giấy phép kinh doanh
- Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ và làm việc với các cơ quan ban ngành liên quan đến thủ tục cấp giấy phép
- Giải trình các yêu cầu liên quan của cơ quan ban ngành
- Thay mặt khách hàng nhận kết quả giấy phép
Giấy phép hoạt động spa thẩm mỹ viện tại Lam Sơn. Giấy phép hoạt động spa thẩm mỹ viện tại Thanh Hóa
THỦ TỤC NHANH CHÓNG – THUẬN TIỆN
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất:
CTY TNHH TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ LAM SƠNĐịa chỉ : 32 Phố I – Thị trấn Quảng Xương, Thanh Hóa
Hotline: 0983 175 111 – 0931 375 111
Website: thanhlapdoanhnghiepthanhhoa.net
Email: thutucnhanhthanhhoa@gmail.com