Dịch vụ thành lập chi nhánh công ty, đơn giản nhanh gọn tại Thanh Hóa như sau:
Thứ nhất: Đặt tên cho Chi nhánh công ty tại Thanh Hóa
– Tên Chi nhánh Công ty phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
– Tên Chi nhánh Công ty phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ cụm từ “Chi nhánh”. Ví dụ: Chi nhánh tại Hà Nội – Công ty TNHH ABC.
– Khi doanh nghiệp đăng ký hoạt động của Chi nhánh, doanh nghiệp đăng ký kèm theo Tên chi nhánh bằng tiếng nước ngoài và Tên viết tắt của Chi nhánh (nếu có);
– Tên Chi nhánh Công ty phải được gắn tại trụ sở chính của Chi nhánh. Tên Chi nhánh được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh phát hành. Thông tin liên hệ (SĐT, Email; Fax; Website).
* Thứ hai: Địa chỉ trụ sở chính của Chi nhánh Công ty:
– Khi tiến hành kê khai thông tin địa chỉ của chi nhánh, Công ty phải ghi rõ số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, sốfax và thư điện tử (nếu có).
Lưu ý không được tiến hành việc đăng ký trụ sở Chi nhánh tại Chung cư hoặc Nhà tập thể quy định của Luật Nhà ở và các văn bản hướng dẫn thi hành.
* Thứ ba: Về nội hoạt động, ngành nghề kinh doanh của Chi nhánh
– Thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
* Thứ tư: về người đứng đầu Chi nhánh
Khi tiến hành bổ nhiệm người đứng đầu Chi nhánh của Công ty không được thuộc các trưởng hợp sau:
+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
+ Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
+ Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
+ Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.