Quý khách vừa thành lập doanh nghiệp? Quý khách cần phải đăng ký mã số thuế cho doanh nghiệp của mình để tránh việc bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh theo Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT có hiệu lực từ ngày 15/04/2013 quy định “doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký mã số thuế cho doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp trong vòng 30 ngày làm việc. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện theo yêu cầu sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật quản lý thuế và bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”. Tuy nhiên quý khách gặp khó khăn trong các vấn đề hồ sơ và thủ tục đăng ký mã số thuế doanh nghiệp? Hy vọng qua bài viết này sẽ giải đáp được những vướng mắc đó.
Mã số doanh nghiệp là gì và tại sao doanh nghiệp cần phải có mã số thuế?
Mã số thuế doanh nghiệp là dãy số được tạo mở hệ thống thông tin quốc gia về đăng kí doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp. Và mỗi doanh nghiệp chỉ có một mã số duy nhất, mã số này sẽ không được sử dụng để cấp lại cho bất kì một doanh nghiệp nào khác.
Việc cấp mã số thuế cho doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý thuế của cơ quan thuế: xác định đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, quản lý doanh thu, thu nhập chịu thuế, việc sử dụng hóa đơn chứng từ, hoàn thuế…
-
Thời hạn bắt buộc đăng kí mã số thuế cho doanh nghiệp?
Thời hạn đăng ký mã số thuế cho doanh nghiệp: theo Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT có hiệu lực từ ngày 15/04/2013 quy định “doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký mã số thuế cho doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp trong vòng 30 ngày làm việc. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện theo yêu cầu sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật quản lý thuế và bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”.
-
Hồ sơ đăng kí mã số thuế bao gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký mã số thuế đối với từng thành phần doanh nghiệp:
- Đối với các tổ chức hoạt động kinh doanh (trừ các đơn vị trực thuộc):
- Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu 01-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 80/2012/TT-BTC và các bảng kê kèm theo (nếu có);
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có công chứng) hoặc Giấy phép đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (bản sao);
- Quyết đinh thành lập (bản sao), nếu có.
- Đối với các đơn vị trực thuộc:
- Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu 02-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 80/2012/TT-BTC và các bản kê kèm theo (nếu có);
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của chi nhánh (bản sao có công chứng) hoặc giấy phép đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (bản sao).
- Đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ kinh doanh:
- Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu 03-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 80/2012/TT-BTC , kèm theo bản kê cửa hàng, của hiệu khác địa bàn quận, huyện, thị xã hoặc khác tỉnh với cơ sở chính (nếu có);
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có công chứng).
- Đối với nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài trực tiếp nộp thuế tại Việt Nam gồm:
- Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu 04-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 80/2012/TT-BTC kèm theo bản kê các nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài mà bên Việt Nam nộp hộ thuế;
- Hợp đồng ký với nhà thầu nước ngoài (bản trích lục tiếng Việt).
- Đối với nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, nộp thuế thông qua bên Việt Nam:
- Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu 04-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 80/2012/TT-BTC
- Hợp đồng ký với bên Việt Nam (bản trích lục tiếng Việt).
- Đối với các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam (có hoàn thuế giá trị gia tăng):
- Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu 06-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 80/2012/TT-BTC
- Đối với các tổ chức được uỷ quyền thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật; các chủ dự án, các nhà thầu chính nước ngoài của các dự án ODA:
- Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu 01-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 80/2012/TT-BTC
-
Trình tự, thủ tục đăng kí mã số thuế cho doanh nghiệp?
Tổ chức, cá nhân nộp thuế phải đăng ký thuế theo mẫu quy định với cơ quan thuế trong vòng 10 ngàykể từ: ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh trong trường hợp không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc phát sinh nghĩa vụ thuế trong trường hợp tổ chức, cá nhân nộp thuế là tổ chức, cá nhân không kinh doanh.
-
Có cần phải làm thủ tục đăng kí mã số thuế doanh nghiệp hay không?
Đây có lẽ là câu hỏi mà tất cả các nhà kinh doanh mới thành lập doanh nghiệp nói chung và của bản thân quý khách nói riêng thắc mắc khi tìm hiểu về thủ tục đăng kí mã số thuế doanh nghiệp.
Theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2014 thì:
“Điều 30. Mã số doanh nghiệp
1. Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác.
2. Mã số doanh nghiệp được dùng để thực hiện các nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác.”
Như vậy, theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, mã số doanh nghiệp của quý khách sẽ đồng thời là mã số thuế doanh nghiệp. Theo đó, quý khách sẽ không cần phải làm bất kì một thủ tục nào đối với cơ quan thuế để tiến hành đăng kí mã số thuế nữa.
Tuy nhiên, sẽ có một số lưu ýđối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì sau khi có Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là giấy phép kinh doanh) cần thực hiện thủ tục xin cấp dấu. Sau khi có dấu của doanh nghiệp, chi nhánh mới được thực hiện thủ tục xin cấp mã số thuế. Lý do các tổ chức này phải thực hiện như vậy là do Giấy chứng nhận mã số thuế được cấp sau và độc lập với Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận hoạt động của đơn vị.
Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ giúp được quý khách giải đáp được những thắc mắc trong vấn đề thủ tục đăng ký mã số thuế doanh nghiệp. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này cũng như các vướng mắc trong quy định pháp lý liên quan đến công việc kinh doanh của quý khách, hãy liên hệ với chúng tôi