Công ty TNHH muốn tạm ngừng kinh doanh phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế chậm nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh.
1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ:
– Doanh nghiệp: nộp hồ sơ tại Bộ phận “một cửa”, nộp phí, lệ phí (nếu có) và nhận giấy biên nhận-hẹn trả kết quả giải quyết hồ sơ.
– Sở KH&ĐT: tiếp nhận hồ sơ, trả giấy hẹn cho doanh nghiệp
Bước 2: Giải quyết hồ sơ:
+ Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ, xin ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu cần) trong quá trình giải quyết.
+ Hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ và chuyển cho Bộ phận một cửa để trả cho doanh nghiệp.
Bước 3: Trả kết quả giải quyết hồ sơ:
+ Công dân nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại bộ phận “một cửa”.
2. Hồ sơ cho việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh công ty TNHH
– Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh;
– Quyết định của chủ sở hữu v/v tạm ngừng kinh doanh;
– Biên bản họp và Quyết định của Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty về việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh
– Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật.
Lưu ý:
– Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký và cơ quan thuế ít nhất mười lăm ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh.
– Thời hạn tạm ngừng kinh doanh, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh ghi trong thông báo không được quá một năm. Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá hai năm.
– Sau khi nhận được thông báo tạm ngừng đăng ký kinh doanh, Cơ quan thuế và phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra Văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận việc tạm ngừng đăng ký kinh doanh của Doanh nghiệp