CÁCH GHI NGÀNH NGHỀ TRONG ĐĂNG KÝ KINH DOANH

Ngành nghề kinh doanh là bắt buộc phải ghi trong hồ sơ đăng ký thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, cách ghi ngành nghề như thế nào cho đúng cũng là một vấn đề không đơn giản với người chưa có kinh nghiệm, hãy liên hệ với Lam Sơnnếu khách hàng cần được tư vấn về ngành nghề kinh doanh.

Cách ghi ngành nghề kinh doanh như thế nào cho đúng khi làm hồ sơ thành lập công ty? Cần lưu ý những điểm nào?… là những câu hỏi mà các cá nhân, tổ chức lần đầu tiên làm thủ tục thành lập doanh nghiệp hay đặt ra. Vì Sở Kế hoạch và Đầu tư khá khắt khe trong việc xem xét hồ sơ, chỉ cần một sai sót nhỏ cá nhân, tổ chức sẽ bị từ chối. Chính vì thế mà bài viết này, Lam Sơn sẽ hướng dẫn mọi người cách ghi ngành nghề kinh doanh trong hồ sơ đăng ký kinh doanh.

cách ghi ngành nghề kinh doanh

Những trường hợp nào phải ghi ngành nghề kinh doanh phổ biến

Ngoài thành lập doanh nghiệp còn có khá nhiều trường hợp cá nhân, tổ chức phải ghi ngành nghề kinh doanh. Có thể kể tên một số trường hợp như:

 Bổ sung, thay đổi nghề kinh doanh trong giấy phép kinh doanh

– Bớt ngành nghề kinh doanh trong giấy phép kinh doanh

– Đề nghị cấp đổi sang giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi tiến hành thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh công ty

Trong những trường hợp này, chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc cũng có thể là những đơn vị được ủy quyền sẽ phải lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành nghề vào hồ sơ theo quy định. Cơ quan đăng ký kinh doanh hướng dẫn, đối chiếu và ghi nhận ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Hướng dẫn cách ghi ngành nghề kinh doanh theo quy định

Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

cách ghi ngành nghề kinh doanh

Lam Sơn tư vấn, hướng dẫn cách ghi ngành nghề kinh doanh chi tiết, chính xác.

Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới. Với trường hợp này, để tiết kiệm thời gian nên nhờ đến sự tư vấn, hướng dẫn cách ghi ngành nghề kinh doanh của các đơn vị uy tín.

Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp ngay dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinh doanh chi tiết doanh nghiệp đã ghi.

Một số lưu ý khác trong cách ghi ngành nghề kinh doanh

Doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, cơ quan đăng ký kinh doanh ra Thông báo yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

Lam Sơn tư vấn, hướng dẫn cách ghi ngành nghề kinh doanh và hơn thế nữa

Là một trong những công ty luật hàng đầu hiện nay tại Thanh Hóa, Lam Sơn cung cấp các dịch vụ pháp lý đa dạng, trong đó có tư vấn, hướng dẫn cách ghi ngành nghề kinh doanh. Với kinh nghiệm hơn 10 năm xử lý hồ sơ thủ tục cho hàng trăm nghìn công việc khác nhau cùng trình độ chuyên môn cao, chúng tôi tự tin mang đến cho quý khách hàng sự hài lòng và tin tưởng tuyệt đối.

Không chỉ tư vấn, hướng dẫn cách ghi ngành nghề kinh doanh, Lam Sơn còn cung cấp dịch vụ trực tiếp thực hiện các thủ tục trọn gói. Đối với dịch vụ này, khách hàng chỉ cần cung cấp thông tin, chúng tôi sẽ cử một hoặc hai luật sư, chuyên viên (tùy vào mức độ phức tạp của vấn đề) trực tiếp thực hiện các hồ sơ, tài liệu.

Cách ghi ngành nghề trong đăng ký kinh doanh

Cách ghi ngành nghề trong đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật bao gồm khi thành lập doanh nghiệp và sửa đổi giấy phép kinh doanh về thay đổi ngành, nghề kinh doanh. Theo đó:

Điều 7 Luật doanh nghiệp 2015 quy định. Ghi ngành, nghề kinh doanh

  1. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh hướng dẫn, đối chiếu và ghi nhận ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  2. Nội dung cụ thể của ngành kinh tế cấp bốn quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành Quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.
  3. Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
  4. Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
  5. Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.
  6. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp ngay dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinh doanh chi tiết doanh nghiệp đã ghi.
  7. Việc ghi ngành, nghề kinh doanh quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều này; trong đó, ngành, nghề kinh doanh chi tiết được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.
  8. Doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
  9. Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, cơ quan đăng ký kinh doanh ra Thông báo yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Trường hợp doanh nghiệp không tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo yêu cầu, cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp báo cáo theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 209 Luật Doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không báo cáo giải trình, cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 211 Luật Doanh nghiệp.

Cách ghi ngành nghề trong đăng ký kinh doanh. Cách ghi ngành nghề trong đăng ký kinh doanh

Hãy liên hệ với Lam Sơn để được tư vấn miễn phí về Cách ghi ngành nghề trong đăng ký kinh doanh.

 

THỦ TỤC NHANH CHÓNG – THUẬN TIỆN

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất:

CTY TNHH TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ LAM SƠN

Địa chỉ :12 Nguyễn Xuân Nguyên, Thị Trấn Tân Phong, Quảng Xương

Hotline: 0983 175 111 – 0931 375 111

Website: thanhlapdoanhnghiepthanhhoa.net

Email: thutucnhanhthanhhoa@gmail.com

Summary
Review Date
Reviewed Item
Dịch vụ tại công ty rất uy tín, thời gian hoàn thành hồ sơ nhanh!
Author Rating
51star1star1star1star1star