Tư vấn thành lập công ty kinh doanh dịch vụ cầm đồ tại Thanh Hóa

Bạn đang có nhu cầu thành lập công ty kinh doanh dịch vụ cầm đồ tại Thanh Hóa nhưng hoàn toàn chưa biết gì về lĩnh vực này, bạn cần tìm đơn vị uy tín để nhận tư vấn cũng như hỗ trợ dịch vụ. Hãy liên hệ ngay công ty Lam Sơn và cùng tìm hiểu qua một số thông tin về lĩnh vực này.

1. Cơ sở pháp luật:

Luật Doanh nghiệp 2014

Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi bổ sung năm 2012.

Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 Quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện

Nghị định 72/2009/NĐ-CP ngày 3 tháng 9 năm 2009 Quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện

Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18 tháng 06 năm 2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính Phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 hướng dẫn thi hành luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP nggày 18/12/2013 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế giá trị gia tăng

2. Nội dung phân tích:

Thứ nhất, theo quy định Luật doanh nghiệp 2014 hiện hành thì các loại hình công ty: công ty hợp danh, công ty TNHH, công ty cổ phần đều có tư cách pháp nhân, chính vì vậy bạn có thể lựa chọn một trong các loại hình doanh nghiệp trên để đăng ký thành lập tùy theo từng ưu nhược điểm của mỗi loại hình công ty phù hợp với nhu cầu của bạn.

Thứ hai, Đối với vấn đề bạn có hỏi: sau khi thành lập thì công ty cần có bao nhiêu người để làm việc đảm bảo, cơ cấu tổ chức quản lý cụ thể:

-Trường hợp bạn lựa chọn thành lập công ty theo loại hình doanh nghiệp là công ty TNHH:

+Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên: căn cứ điểm a, khoản 1 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2014, công ty TNHH hai thành viên trở lên có số lượng thành viên không vượt quá 50 (thành viên này có thể là cá nhân, tổ chức)

Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty này bao gồm: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít hơn 11 thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty. Quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Trưởng Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định. (Điều 55 Luật Doanh nghiệp 2014).

+Đối với công ty TNHH một thành viên: đây là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Cơ cấu quản lý của loại hình công ty này được quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Doanh nghiệp như sau:

“Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:

a) Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;

b) Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên”.

-Trường hợp thành lập công ty theo loại hình công ty cổ phần:

+Số lượng thành viên của công ty cổ phần: số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa; trong đó cổ đông có thể là cá nhân, tổ chức.

+Cơ cấu tổ chức quản lý của loại hình công ty cổ phần được quy định tại khoản 1 Điều 134 Luật Doanh nghiệp:

“ Công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác:

a) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;

b) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty”.

-Trường hợp lựa chọn loại hình công tư hợp danh:

+Số lượng thành viên: Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. Trong đó thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.

+Cơ cấu tổ chức quản lý: bao gồm Hội đồng thành viên, giám đốc (hoặc tổng giám đốc)

Thứ ba, Những thủ tục để xin giấy phép lập công ty và những loại thuế gì sau khi công ty hoạt động:

    Về thủ tục xin giấy phép thành lập công ty: Trường hợp bạn muốn thành lập doanh nghiệp kinh doanh, bạn có thể tham khảo quy định tại Điều 27 Luật doanh nghiệp 2014. Theo đó, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp được tiến hành như sau:

“1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Luật này cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

2. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

3. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, sự phối hợp liên thông giữa các cơ quan trong cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký lao động, bảo hiểm xã hội và đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.”

Tùy vào loại hình doanh nghiệp bạn muốn đăng ký thành lập là loại hình nào bạn có thể gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của từng loại hình cụ thể, bạn xem thêm tại Điều 202122, 23 Luật doanh nghiệp 2014.

Những điều cần lưu ý: 

Để có thể thành lập được doanh nghiệp, bạn cần lưu ý về việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, vốn pháp định, tên doanh nghiệp, hình thức đầu tư, nghĩa vụ tài chính…

Về các loại thuế phải nộp sau khi đăng ký kinh doanh:

+Thuế môn bài

Thuế môn bài là loại thuế doanh nghiệp đóng hàng năm, doanh nghiệp sau khi đăng ký kinh doanh phải đóng thuế môn bài ngay trong tháng đăng ký kinh doanh.

Căn cứ để tính thuế môn bài đối với Doanh nghiệp là dựa vào số vốn điều lệ mà doanh nghiệp đã đăng ký trên giấy phép đăng ký kinh doanh và được xác định theo Mức như sau:

Bậc thuế Vốn đăng ký Mức thuế môn bài của cả năm
Bậc 1 Trên 10 tỷ đồng 3.000.000 đồng
Bậc 2 Từ 5 tỷ đến 10 tỷ đồng 2.000.000 đồng
Bậc 3 từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng 1.500.000 đồng
Bậc 4: dưới 2 tỷ đồng 1.000.000 đồng

+Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế cơ bản, chủ yếu doanh nghiệp phải đóng.

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 11 của Thông tư 78/2014/TT-BTC theo đó: Kể từ ngày 01/01/2014, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% hoăc 22% tùy theo doanh thu năm trước liền kề của từng doanh nghiệp.

Tổng doanh thu năm trước liền kề Mức thuế suất thuế TNDN
 Từ 20 tỷ trở xuống 20%
Trên 20 tỷ 22%

+Thuế giá trị gia tăng.

Tuỳ vào kỳ kê khai và phương pháp kê khai thuế GTGT, mà DN có cách tính thuế GTGT khác nhau.

* Đối với DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì có 3 mức thuế VAT như sau:

+ Mức thuế 10%

+ Mức thuế 5%

+ Mức thuế 0%

* Đối với DN kê khai thuế GTGT trực tiếp trên doanh thu thì sẽ tính thuê theo danh mục ngành nghề tính thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu.

( Chi tiết xem tại Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013).

+Thuế thu nhập cá nhân

Doanh nghiệp khi thuê lao động và chi trả thu nhập cho người lao động, có thực hiện khấu trừ thuế phải có trách nhiệm khai thuế và nộp tờ khai cho cơ quan thuế.

– Theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi bổ sung năm 2012: Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú tại Việt Nam có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.

Thu nhập cá nhân cụ thể là cá nhân lao động trong doanh nghiệp thì thu nhập chịu thuế gồm:

Tiền lương, tiền công;

Các khoản phụ cấp, trợ cấp (trừ một số trường hợp theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân 2007);

Tiền thù lao lao động nhận dưới các hình thức;

Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hội đồng quản lý và các tổ chức,…

+Ngoài ra còn một số loại thuế khác tùy theo ngành, nghề hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ có sự khác nhau như: Thuế vãng lai, thuế hải quan,.. Tuy nhiên cá nhân sẽ được giảm trừ gia cảnh theo quy định của pháp luật.

Vấn đề bạn đang suy nghĩ, phân vân giữa việc chọn giữa lập công ty và xin giấy phép kinh doanh dịch vụ cầm đồ xin tư vấn bạn như sau: Theo quy định của Nghị định 59/2006/NĐ-CP quy định kinh doanh dịch vụ cầm đồ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Theo đó, kinh doanh dịch vụ cầm đồ sẽ áp dụng theo quy định của Nghị định số 72/2009/NĐ-CP quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cụ thể như sau:

“1. Người đứng đầu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và người đại diện hợp pháp theo pháp luật của cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự phải có đạo đức tốt, lý lịch rõ ràng và không thuộc một trong các trường hợp:

a. Tổ chức, cá nhân mà Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật khác cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp, cấm thực hiện các hoạt động kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật tự.
b. Người chưa đủ 18 tuổi, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người nghiện ma túy.
c. Người đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.
d. Người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại phường, xã, thị trấn; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, quản chế, cấm cư trú, bị phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách; người đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; được tạm hoãn đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
e. Người có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia; tội do lỗi cố ý có mức án từ 10 năm trở lên hoặc các tội khác liên quan trực tiếp đến ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự mà chưa được xóa án tích; người đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính.

2. Cơ sở kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật tự chỉ được tiến hành các hoạt động kinh doanh sau khi có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp.
3. Chỉ các cá nhân, tổ chức Việt Nam ở trong nước mới được sản xuất con dấu. Chỉ các cơ sở của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân mới được sản xuất, kinh doanh sửa chữa công cụ hỗ trợ và sửa chữa súng săn.
4. Địa điểm kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự không nằm trong khu vực cấm theo quy định của pháp luật.

5. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải cam kết thực hiện đúng các quy định, điều kiện về an ninh, trật tự với cơ quan công an cấp tỉnh hoặc cấp huyện”.

Như vậy, để kinh doanh dịch vụ cầm đồ, sau khi tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh, cần làm cam kết với các nội dung trên và nộp cho cơ quan công an cấp tỉnh hoặc cấp huyện để có thể kinh doanh dịch vụ cầm đồ theo quy định của pháp luật.

 

Summary
Review Date
Reviewed Item
Tôi rất hài lòng về sản phẩm cũng như dịch vụ bên bạn.
Author Rating
51star1star1star1star1star